Trọng âm (Stress) đối với từ vựng có 2 âm tiết

Trọng âm đóng vai trò quan trọng trong phát âm tiếng Anh, trong đó việc nắm vững quy tắc trọng âm là một phần rất cơ bản trong tiếng Anh, nhưng lại vô cùng quan trọng trong giao tiếp. Vì khi các bạn nhấn sai trọng âm của từ có thể dẫn đến sai nghĩa và làm cho bạn rơi vào các tình huống rất khó xử.

Trọng âm là gì?

Trọng âm là những âm tiết sẽ được nhấn mạnh, đọc to và rõ hơn các âm khác trong từ. Khi bạn dò từ điển, kế bên từ vựng luôn có phần phiên âm, trọng âm rơi vào âm tiết nào thì trước âm tiết đó sẽ có dấu phẩy ở trên đầu.

Quy tắc trọng âm vào từ có 2 âm tiết:

1. Động từ có 2 âm tiết → Đa phần trọng âm rơi vào âm tiết thứ hai

Ví dụ: invest /ɪnˈvest/  , collect /kəˈlekt/, export /ɪkˈspɔːt/, ...

Ngoại lệ: Âm thứ hai là nguyên âm ngắn và kết thúc bởi 1 phụ âm ( hoặc không có phụ âm) có dạng "er, en, ish, age" ở cuối thường nhấn trọng âm ở âm tiết thứ nhất.

Ví dụ:  answer /ˈɑːn.sər/, listen /ˈlis(ə)n/, finish  /ˈfɪnɪʃ/, ...

2. Danh từ có 2 âm tiết → Đa phần trọng âm đánh vào âm tiết thứ nhất.

Ví dụ: father /ˈfɑː.ðər /,  sister /ˈsɪstə/,  money  /ˈmʌn.i/, ....

Ngoại lệ: Âm thứ hai có chứa nguyên âm đôi và dài sẽ nhấn trọng âm ở âm tiết thứ 2.

Ví dụ: machine /məˈʃiːn/, mistake /mɪˈsteɪk/, design  /dɪˈzaɪn/,...

3. Tính từ có 2 âm tiết → Đa phần trọng âm đánh vào âm tiết thứ nhất

Ví dụ: easy  /ˈiː.zi/, early /ˈɜːli/, happy  /ˈhæpi/, ...

Ngoại lệ: Âm thứ hai có chứa nguyên âm đôi và dài sẽ nhấn trọng âm ở âm tiết thứ 2.

Ví dụ: alone /əˈləʊn/, amazed /əˈmeɪzd/, asleep  /əˈsliːp/,...

 

4. Động từ ghép → Đa phần trọng âm rơi vào động từ chính.

Ví dụ: overflow /əʊ.vəˈfləʊ/, underestimate /ˌʌndərˈestɪmeɪt/, outperform /aʊt.pəˈfɔːm/,...

 

5. Danh từ ghép → Đa phần trọng âm rơi vào âm tiết thứ nhất

Ví dụ: football /ˈfʊt.bɔː/, highway/ˈhaɪ.weɪ/,...

 

6. Từ kết thúc bằng các đuôi how, what, where, sẽ nhấn trọng âm ở âm đầu tiên.

Ví dụ: anywhere /ˈeniweə/, somewhere/ˈsʌm.weər/, somehow  /ˈsʌmhaʊ/,...

7. Âm tiết cuối chứa /ow/ sẽ nhấn trọng âm ở âm thứ nhất.

Ví dụ: borrow/ ‘bɒr.əʊ, follow/’fɒlou, narrow/’nær.əʊ/, 

Ngoại lệ: allow /əˈlaʊ/ là ngoại lệ vì /ə/ đứng đầu thường không được nhấn trọng âm.

8. Đa phần từ 2 âm tiết bắt đầu bằng a thì trọng âm đánh vào âm tiết thứ 2.

Ví dụ: about /əˈbaʊt/, above /əˈbʌv/, abroad /əˈbrɔːd/,...

9. Các đại từ phản thân luôn nhấn trọng âm ở âm tiết cuối cùng

Ví dụ: myself /maɪˈself/, themselves  /ðəmˈselvz/, yourself /jɔːˈself/.

10. Từ bắt đầu bằng every sẽ nhấn trọng âm vào chính every. 

Ví dụ: everyday /ˈevrideɪ/, everybody /ˈevribɒdi/,...

11. Từ hai âm tiết có chữ cái kết thúc là “y” và trọng âm được nhấn ở âm tiết thứ hai, chữ “y” sẽ được phát âm thành /ai/. 

Ví dụ: reply/rə’plai/, deny /dɪˈnaɪ/, comply /kəmˈplaɪ/,...

 

 

 

 

THƯ VIỆN LIÊN QUAN

Bài tập ngữ pháp IELTS: Các dạng câu so sánh trong tiếng Anh
Bài tập ngữ pháp IELTS: Các dạng câu so sánh trong tiếng Anh

Nếu bạn vẫn đang chưa biết ôn tập cấu trúc so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Hãy cùng Phuong Nam Education ôn lại các cấu trúc...

Ôn tập các cấu trúc so sánh trong tiếng Anh để chuẩn bị cho bài thi IELTS
Ôn tập các cấu trúc so sánh trong tiếng Anh để chuẩn bị cho bài thi IELTS

Nếu bạn vẫn đang chưa biết ôn tập cấu trúc so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Hãy cùng Phuong Nam Education ôn lại các cấu trúc...

Thì Tương lai Hoàn thành Tiếp diễn (Future Perfect Continuous)
Thì Tương lai Hoàn thành Tiếp diễn (Future Perfect Continuous)

Dù ít được dùng đến trong giao tiếp hằng ngày, Thì Tương lai hoàn thành tiếp diễn vẫn là một điểm ngữ pháp cực kì quan trọng mà bất kì học sinh nào...

Thì Quá khứ Hoàn thành Tiếp diễn (Past Perfect Continuous)
Thì Quá khứ Hoàn thành Tiếp diễn (Past Perfect Continuous)

Hãy cùng Phuong Nam Education hệ thống lại những kiến thức cần nhớ về thì Quá khứ Hoàn thành Tiếp diễn nhé.

Để lại số điện thoại
để được Phuong Nam Education liên hệ tư vấn

Hoặc gọi ngay cho chúng tôi:
1900 7060

Gọi ngay

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN KHÓA HỌC

https://zalo.me/567727745547533481
-->